PHÂN BIỆT BRANDING VS MARKETING

Làm thương hiệu và làm Marketing có gì khác nhau? Nếu bạn vẫn đang thắc mắc câu hỏi này thì đừng lo, bạn đang đứng ở số đông. Xin chia sẻ 1 vài góc nhìn cá nhân để anh em tham khảo

Marketing giống như việc “Tán tỉnh” 1 cô gái. Branding là Lý do cô ấy đồng ý. Sale là việc tạo ra bối cảnh/context (Ví dụ Anh đau bụng quá mình vào nhà nghỉ tí đi..) & Content (Anh hứa sẽ không làm gì đâu – xử lý từ chối ..) & Cắt



Rõ ràng Branding & Marketing là 2 thứ khác biệt nhưng không tách rời nhau, kết quả cuối cùng hướng chung về việc tạo ra Thương hiệu (Brand)

Branding bao gồm nhưng không giới hạn trong những hạng mục sau:

1. Who you are? 

Chính là câu hỏi để đi tìm hệ tư tưởng, quan điểm & triết lý của thương hiệu.
Bao gồm xác định 3 yếu tố:



+ Tầm nhìn: Thương hiệu của bạn muốn trở thành ai sau x năm, bao gồm việc xác định 3 yếu tố đó là: 

1. Quy mô thị trường – Thương hiệu của bạn sẽ hiện diện ở những đâu, quốc tế hay Việt Nam, Lào, Cam hay Miến? Ngõ hẻm hay hang cùng, Nông thôn hay thành thị. 

2. Quy mô về sản phẩm dịch vụ – Thương hiệu của bạn sẽ kinh doanh những sản phẩm dịch vụ gì tiếp theo. 


3. Phân khúc khách hàng? Cao – Trung – Thấp?

Tầm nhìn đến đâu sẽ quyết định cách thức bạn làm (chiến lược) đến đó. Hãy bắt đầu từ đích đến!

+ Sứ mệnh: Thương hiệu của bạn sinh ra để làm gì? Ngoài để kiếm tiền ra, thì nhiệm vụ cao cả & lâu dài nhất của doanh nghiệp bạn là giúp đỡ ai, giải quyết vấn đề gì lớn lao mà những người khác chưa giải được để họ phải chi tiền cho bạn?

+ Giá trị cốt lõi: Là những niềm tin, giá trị quan trọng bậc nhất mà doanh nghiệp của bạn luôn đồng lòng theo đuổi, ngay cả khi vì làm theo nó mà mất đi lợi ích về kinh tế. Giá trị cốt lõi cũng là tiền đề để tạo ra năng lực cốt lõi giúp bạn xây dựng được lợi thế cạnh tranh bền vững trong dài hạn. 

Doanh nghiệp xây dựng được chuẩn mực hành vi & chuẩn mực đạo đức để định hình tính cách, hành vi cho việc ứng xử của CBCNV chính là xuất phát từ hệ giá trị cốt lõi này

2. What u stand for? 

Thương hiệu của bạn đại diện cho giá trị gì? Bao gồm 6 yếu tố từ các yếu tố Lý tính (nhận diện bên ngoài), Tính cách, Mối quan hệ & cách hành xử với khách hàng, đối tác, nhân sự, Văn hóa, Hình ảnh tự thân & giá trị cảm nhận từ khách hàng?

3. Tính cách của thương hiệu? 

Đây chính là thứ thổi hồn vào cho spdv của bạn. Khi bạn biết bạn sẽ trở thành ai (hình mẫu thương hiệu) và tính cách thế nào, bạn sẽ có cách hành xử nhất quán để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ

4. Tông giọng & thông điệp (hay lời hứa về giá trị mang lại cho khách hàng). 

Tông giọng giúp cho khách hàng nhận diện được bạn thông qua Content. Thông điệp hay lời hứa thương hiệu giúp khách hàng phát sinh kỳ vọng & là lý do để họ chọn mua thương hiệu của bạn thay vì đối thủ

5. Nhận diện/hình ảnh


6. Brand experience – Trải nghiệm thương hiệu

Là năng lực thực thi lời hứa thương hiệu để đáp ứng kì vọng của khách hàng, khiến họ tiếp tục mua & ủng hộ thương hiệu của bạn. Trải nghiệm thương hiệu được hình thành thông qua 5 giai đoạn: Định nghĩa thương hiệu (The Brand definition). 

Trải nghiệm nhận biết (The Awareness Experience). Trải nghiệm khi mua hàng (The Buying Experience). Trải nghiệm khi sử dụng (The Using & Service Experience). Trải nghiệm khi là thành viên (The Membership Experience)

Marketing bao gồm nhưng không giới hạn trong các công việc dưới đây

  • Bạn sẽ chuyển giao lời hứa thương hiệu trên các kênh như thế nào?
  • Bạn sẽ xây dựng hình ảnh, nhận diện & tạo ra sự tin cậy nơi khách hàng ra sao?
  • Bạn sẽ tiếp thị, truyền thông thế nào để khách hàng chấp nhận lời đề nghị mua hàng của bạn?
  • Bạn sẽ tác động để tạo ra sản phẩm thế nào, bao bì ra sao, định giá bao nhiêu, xây dựng đội ngũ con người, quy trình … để đáp ứng kì vọng nơi khách hàng?

Còn rất nhiều nhiều thứ để nói vì chủ đề này quá rộng. Nhưng tổng thể Branding & Marketing là 2 quá trình không tách rời trong việc tạo ra thương hiệu. Chúng ta chuyên biệt nó nhưng không tách biệt nó ra hoạt động kinh doanh chung của Công ty.



Để hiểu 1 cách nôm na và đơn giản nhất, Marketing là việc tạo ra được 1 thông điệp thương hiệu đánh trúng được nhu cầu thầm kín (insight) khách hàng. Advertising – Quảng cáo là việc lặp đi lặp lại các thông điệp đó trên các kênh (để tạo nhận biết & ghi nhớ). 



PR – là việc dùng uy tín của những người có tầm ảnh hưởng đến khách hàng để xây dựng lòng tin nơi khách hàng về thông điệp thương hiệu. Cuối cùng khách hàng bị dán nhãn thông điệp đó, yêu mến, tin tưởng mua hàng & nói lại thông điệp đó với người xung quanh

Đó là Brand

Tác giả: Phạm Thanh Tuấn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiết kế Profile Chuyên nghiệp - Ấn tượng trong mắt đối tác

Logo Nike - Biểu tượng của sức mạnh thời đại

Top 9 Công ty thiết kế và in ấn bao bì đẹp nhất tại Hà Nội